Thuật ngữ Phương_thức_sản_xuất_châu_Á

Theo Marx, sản xuất vật chất được tiến hành bằng một phương thức nhất định. Và phương thức sản xuất (PTSX) là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người. Mỗi xã hội được đặc trưng bằng một PTSX nhất định. PTSX đóng vai trò quyết định đối với tất cả các mặt của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… Sự thay thế kế tiếp nhau của các PTSX trong lịch sử quyết định sự phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao.

Trong sản xuất, con người có "quan hệ song phương": một mặt là quan hệ giữa người với tự nhiên, tức là lực lượng sản xuất; mặt khác là quan hệ giữa người với người, tức quan hệ sản xuất. PTSX chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.

Phương Đông là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Những nền văn minh lớn nhất được biết đến đều nằm ở phương Đông. Những nền văn minh đó không chỉ có tầm vóc lớn tương đương với dân số và phạm vi không gian của nó, chúng có một nội dung mạnh mẽ, bề dày văn hóa - lịch sử độc đáo và những thành tựu trên mọi lĩnh vực vô cùng rực rỡ. Phương Đông khác biệt với Hy Lạp, La Mã, các nền văn minh châu Mỹ như Inca, Maya hay những nền văn minh nào đó ở phần còn lại. Bởi vì xã hội phương Đông dựng xây trên nền tảng nông nghiệp lúa nước vì thế nó đã tự quy định cho mình một định hướng phát triển khác so với phương Tây. Do điều kiện kinh tế này các xã hội phương Đông cũng trở nên khác biệt tương đối. Hiện nay trong xã hội phương Đông, phương thức sản xuất châu Á vẫn tồn tại đan xen với các phương thức tiên tiến khác. Việc nghiên cứu xã hội phương Đông không thể không chú ý đến phương thức sản xuất châu Á, đến các đặc trưng của nó.

Sự phân chia Thế giới thành phương Đông và phương Tây trong lịch sử phản ánh sự tiếp cận trên quy mô toàn cầu tiến trình phát triển của xã hội loài người. Theo khái niệm của người Hy Lạp, phương Đông là những quốc gia nằm ở phía mặt trời mọc, ngược lại phương Tây bao gồm các quốc gia nằm ở phía mặt trời lặn.Đông Bắc Phi là nơi Nhà nước xuất hiện đầu tiên (khoảng 3.500 – 3.000 trước Công Nguyên). Các khu vực tiếp theo có sự ra đời của nhà nước từ rất sớm là Tây Nam Á, Nam ÁĐông Á. Như vậy, ngoại trừ Ai CậpBắc Phi, các nhà nước còn lại đều xuất hiện ở khu vực châu Á. Vì vậy, 4 nhà nước ở châu Á còn được gọi là phương Đông, còn các nhà nước xuất hiện muộn hơn ở châu Âu là phương Tây.

Tóm lại, phương Đông – phương Tây trước hết là 2 khái niệm hoàn toàn mang tính quy ước, nhưng đây là quy ước khoa học để tiếp cận với quá trình hình thành và phát triển của thế giới.